Nhập siêu là gì? Nhập siêu ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế?

Chúng ta thường biết rằng Việt Nam là nước nhập siêu lớn từ các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc. Các mặt hàng thường được nhập vào là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất. Vậy bạn đã biết nhập siêu là gì chưa? Hãy tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ về nhập siêu cũng như tác động của nó đến nền kinh tế hiện nay.

Khái niệm nhập siêu là gì?

Dù được nghe rất nhiều nhưng đa số người dân vẫn chưa biết nhập siêu là gì?. Đây là khái niệm chỉ về tình trạng Cán cân thương mại. Nhập siêu (Deficit) xảy ra thì cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0. 

nhập siêu là gì

Các quốc gia có nền kinh tế thị trường mở thường xảy ra hiện tượng phổ biến này. Hiểu đơn giản, nhập siêu là trong khoảng thời gian nhất định xảy ra tình trạng kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn kim ngạch nhập khẩu.

Trái ngược với nhập siêu, xuất siêu xảy ra khi kim ngạch nhập khẩu thấp hơn xuất khẩu. Kim ngạch xuất đi là tổng lượng tiền thu về được của tất cả hàng hóa mang đi xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu cao, nhập khẩu thấp chứng tỏ quốc gia ấy có nền kinh tế phát triển. Còn ngược lại, thì nền kinh tế tài chính của nước đó còn lạc hậu, kém phát triển. 

Tác động tích cực của nhập siêu tới nền kinh tế 

Không thể phủ định rằng nhập siêu có nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu công nghệ, trang thiết bị cao cấp, hiện đại. Nhờ đó, trình độ kỹ thuật của quốc gia sẽ được nâng cao, phát triển cùng với thế giới. 

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước phát triển cũng giúp cho các nước chưa phát triển tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn. Giúp cho việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra tốt hơn.

nhập siêu là gì

Hơn nữa, đôi khi nhập khẩu cũng kích thích môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Cơ sở hạ tầng cũng sẽ được cải thiện rất nhiều khi nhập khẩu từ nguồn vốn ODA của các tổ chức tài chính quốc tế.

Ngoài ra, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng là một hình thức của nhập siêu. Việc được nhiều quốc gia nước ngoài rót vốn đầu tư, nền kinh tế trong nước sẽ tăng trưởng rất nhiều. Đồng thời, các quốc gia ấy cũng được tiếp thu những công nghệ tiên tiến nhất. Có thể học hỏi nhiều kỹ năng kinh doanh, quản lý từ những quốc gia phát triển nhất thế giới.

Tác động tích cực của nhập siêu đối với xã hội

Hiểu được nhập siêu là gì, bạn sẽ ngỡ ra nhiều ảnh hưởng tích cực của nó đến xã hội. Đời sống của nhân dân sẽ được nâng cao hơn khi nhập khẩu hàng tiêu dùng chất lượng. Đồng thời, nguồn nhân lực trong nước cũng được thúc đẩy phát triển nhờ việc áp dụng các sản phẩm khoa học, văn hóa của các nước hiện đại. 

Hơn nữa, việc thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Tác động tiêu cực khi trở thành nước nhập siêu

Hình thành tư tưởng ưa dùng đồ ngoại, gia tăng nợ công

Nếu một quốc gia nhập siêu quá nhiều, sẽ khiến hàng nội địa bị tồn đọng nhiều. Bởi quan niệm dùng đồ ngoại xịn hơn đồ ta, nên có nhiều người dân hình thành xu hướng “sùng ngoại”.

nhập siêu là gì

Ngoài ra, việc chính phủ không thể kiểm soát được tình trạng nhập khẩu sẽ gây ra lãng phí ngoại tệ. Điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước. 

Ngay từ khái niệm nhập siêu là gì?, ta cũng có thể biết nếu thường xuyên nhập siêu sẽ khiến ngoại tệ bị cạn kiệt. Khi đó, chính phủ sẽ phải phát hành thêm trái phiếu để gia tăng vay nợ. Nếu xảy ra tình trạng nhập siêu trong thời gian dài, nợ công của một quốc gia sẽ ngày càng tăng. Bởi lẽ, hầu hết các quốc gia đều phải dựa vào xuất khẩu để trả nợ vay và lãi.

Nhập siêu thường xuyên khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng

Theo một nghiên cứu từ những nước có mức xuất và nhập siêu cao nhất thế giới, kết quả chỉ ra rằng, tình trạng nhập siêu tác động tới thị trường làm việc có tỷ lệ từ 60% đến 72%. Những nước xuất siêu thấp, nhập siêu cao sẽ có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn.

Ngoài ra, nhập siêu cũng có thể là nhân tố gây ra khủng hoảng. Trong thực tế, cuộc khủng hoảng nợ công (2009) tại Hy Lạp có xuất phát từ nhập siêu kéo dài. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là nước có kim ngạch nhập siêu lớn, cũng đã từng lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ công. 

Nhập siêu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán

Nếu một quốc gia nhập siêu trong thời gian dài, công nợ tăng sẽ khiến nước đó rơi vào cảnh nợ nần. Cùng với đó, thị trường hàng hóa trong nước cũng bị suy yếu. Nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ bị thiệt hại nặng nề, dẫn đến giá trị cổ phiếu của họ bị suy giảm.

Thời gian càng kéo dài, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang thị trường cổ phiếu ở nước khác. Bởi cơ hội đầu tư tốt ở thị trường chứng khoán nội địa đang ngày càng kém đi. Điều này sẽ khiến thị trường chứng khoán trong nước ngày càng đi xuống, gây nhiều hậu quả tai hại.

Trên đây là cách giải thích nhập siêu là gì? và tác động của nó tới nền kinh tế, đời sống xã hội. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *