Phát mãi tài sản là gì? Quy định và thủ tục phát mãi tài sản mới nhất

Thuật ngữ “phát mãi tài sản” được sử dụng nhiều trong ngành tài chính ngân hàng. Nắm rõ được ý nghĩa của cụm từ này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong các khoản vay. Và tránh xảy ra trường hợp xấu nhất là bị thu hồi tài sản. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết “phát mãi tài sản là gì?” và những quy định, thủ tục phát mãi tài sản năm 2021. Mời bạn cùng theo dõi để nắm được thông tin cần thiết cho doanh nghiệp của mình nhé!

phát mãi tài sản là gì
Phát mãi tài sản chính là quá trình bên cho vay xử lý tài sản thế chấp

Cùng tìm hiểu “phát mãi tài sản là gì?”

Nếu bạn là sinh viên theo học chuyên ngành tài chính ngân hàng thì chắc hẳn không còn thấy xa lạ về thuật ngữ “phát mãi tài sản”. Tuy nhiên, đa số mọi người lại không biết và không hiểu thuật ngữ này là gì. Phát mãi tài sản thực chất là quá trình ngân hàng hoặc các tổ chính tài chính công bố và bán tài sản thế chấp của bạn.

Phát mãi tài sản chỉ diễn ra khi bên vay không có khả năng chi trả cho các khoản nợ của mình. Ngân hàng công bố tiến hành dựa trên quy định của pháp luật 1 cách công khai. Tài sản mà bạn thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản.

Ta có thể hiểu như sau, phát mãi chính là giải pháp nhằm xử lý tài sản thế chấp của bên vay. Điều đó nhằm đảm bảo cho việc bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Khi bên vay và bên cho vay ký kết hợp đồng, các thủ tục xử lý tài sản đã được nêu rõ ràng.

Hy vọng, những thông tin bên trên đã giúp bạn hiểu hơn phần nào “ phát mãi tài sản là gì?”.

Quy định của pháp luật về phát mãi tài sản

Theo Bộ luật hình sự năm 2015 tại điều 303 đã quy định rất rõ về phát mãi tài sản là gì?. Ngoài ra, bộ luật còn đưa ra những quy định cụ thể về cách thức xử lý tài sản thế chấp khi bên vay không có khả năng chi trả cho khoản nợ. Việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được quy định tại 1 mục riêng trong hợp đồng thế chấp dân sự. Việc xử lý tài sản dựa hoàn toàn trên các căn cứ của pháp luật.phát mãi tài sản là gì

Trong trường hợp 2 bên không thỏa thuận trước về cách thức xử lý tài sản đảm bảo thì tài sản này sẽ được đem ra bán đấu giá. Chủ thể có quyền được phát mãi và lưu ý là thời gian phát mãi cũng được quy định rõ ràng. 

Ta cùng đi tìm hiểu chủ thể phát mãi và thời điểm phát mãi.

  • Chủ thể phát mãi: Ở đây, chủ thể phát mãi tài sản có thể là ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Khi hiểu được phát mãi là gì thì việc nắm được ai là người có quyền phát mãi rất quan trọng.
  • Thời điểm thích hợp để phát mãi: Phát mãi xảy ra khi bên vay không có khả năng chi trả nợ hoặc vi phạm hợp đồng. Lúc này, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay chuyển giao tài sản thế chấp để phát mãi tài sản. Trong trường hợp, bên thế chấp đồng ý, bên cho vay sẽ lấy tài sản đó ra đấu giá. Ngược lại, bên vay không đồng ý thì bên cho vay có thể khởi kiện họ ra tòa.

Các phương thức phát mãi tài sản phổ biến

Sau khi hiểu rõ phát mãi tài sản là gì? Bạn cũng cần nắm rõ các phương thức phát mãi tài sản phổ biến hiện nay. Theo bộ luật Dân sự năm 2015 – điều 303 đã quy định các cách thức phát mãi tài sản:

  • Bán đấu giá tài sản đảm bảo.
  • Bên cho vay( ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng) chủ động bán tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật.
  • Bên cho vay nhận tài sản thế chấp để giúp bên vay thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm trong hợp đồng.
  • Trường hợp bên vay và bên cho vay không thỏa thuận rõ ràng về cách thức xử lý tài sản đảm bảo. Thì nó sẽ được công bố “bán đấu giá”.
phát mãi tài sản là gì
Tài sản thế chấp có thể được đem ra đấu giá

Mặt khác, Theo Bộ luật Dân sự 2015 – điều 302, bên vay có quyền nhận lại tài sản đã cầm cố. Nếu trước thời gian xảy ra phát mãi, bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên cho vay.

Nếu bạn thanh toán các chi phí phát sinh do chậm thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ thì bạn có quyền nhận lại tài sản cầm cố.

Tổng kết

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ tường tận thuật ngữ “phát mãi tài sản là gì?”. Việc hiểu thuật ngữ này sẽ giúp bạn chủ động trong các khoản vay của mình với ngân hàng. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn hạn chế tối đa trường hợp bị ngân hàng đem phát mãi tài sản đảm bảo. Nếu có thêm thông tin bất kỳ nào về các thuật ngữ hay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng – bạn vui lòng để lại bình luận giúp mình nhé.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *