Trước Khi Nâng Cấp Ổ Cứng SSD Cho Máy Tinh – Laptop Bạn Cần Tìm Hiểu ?

ổ cứng ssd cho laptop hiện đang là chủ đề HOT được nhiều độc giả quan tâm, tìm kiếm. Chính vì vậy hôm nay bos17.com sẽ chia sẻ ngay tới bạn đọc bài viết Trước Khi Nâng Cấp Ổ Cứng SSD Cho Máy Tinh – Laptop Bạn Cần Tìm Hiểu ? .Là trang web chuyên cung cấp các thông tin hữu ích về công nghệ, đời sống, game, thủ thuật, cùng nhiều tin tức hữu ích khác bos17.com sẽ mang tới cho bạn một cái nhìn tổng quan đa chiều nhất trong mọi lĩnh vực. Ngay sau đây cũng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé:

– Ổ cứng ssd là gì ?
– Nâng cấp ổ cứng ssd có cần cài lại phần mềm win ko ?
– Ổ cứng ssd có mấy chuẩn ?
– Ổ cứng ssd nào có tốc độ cao nhất hiên nay ?
– Những laptop nào lắp đc ổ cứng ssd ?
– Lắp thêm ổ cứng ssd có ảnh hưởng gì đến máy không ?
– Em muốn lắp thêm ổ cứng ssd thì có phải bỏ ổ cứng cũ trong máy hay không hay ?
– Lắp ssd vào thì giúp máy nhanh cái gì ?
– Ssd dung lượng cao có tác dụng gì?

Ổ cứng SSD là gì? nó khác ổ HDD như thế nào? mời các bạn xem video để thêm kiến thức.

SSD là viết tắt của từ Solid-State Drive – ổ cứng thể rắn, còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), tương tự như bạn tìm 1 cái áo trong tủ đồ của mình, nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài mili giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian tìm 1 cuốn sách trong thư viện), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.

Ổ SSD cho PC thông thường có kích thước 2.5″, sử dụng giao tiếp Sata (ở bài này chúng ta không nói đến SSD dùng PCI Express), nhưng nó vẫn tương thích với các máy tính để bàn dùng ổ cứng 3.5″, bạn chỉ cần dùng một cái khay chuyển đổi là xong, thường thì nó được bán kèm theo chiếc SSD đó luôn, nếu không thì ta cũng có thể tìm mua ở các cửa hàng chuyên bán linh, phụ kiện vi tính.

Với SSD thì cao cấp hơn, chúng không sử dụng phiến đĩa cũng như đầu từ, mà dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các chip flash, nên dù có bị phân mảnh dữ liệu giống trên HDD thì điều này cũng không ảnh hưởng tới tốc độ truy xuất dữ liệu, do đó khi cần tìm dữ liệu, việc truy xuất diễn ra gần như tức khắc mà không có độ trễ. Thêm nữa, vì sử dụng chip flash nên dữ liệu trên SSD được lưu trữ an toàn hơn các loại HDD và tốc độ cũng nhanh hơn nhiều lần, tóm lại, SSD có thể tăng tốc độ cho các tác vụ của máy tính như sau:

– Giảm thời gian khởi động hệ điều hành.
– Khởi chạy phần mềm nhanh hơn.
– Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh.
– Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn.
– Tóm lại, Hiệu năng tổng thể của máy cũng tăng theo.

Tốc độ truy xuất tối đa

Với giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây, còn những SSD sử dụng chuẩn Sata 2 thì có tốc độ thấp hơn nhiều, trong khoảng 200 – 275MB/giây, những thông số này đều được nhà sản xuất công bố và ghi rõ bên bao bì của sản phẩm mà khi mua chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy.

Loại chip nhớ, MLC hay SLC

Các SSD hiện nay sử dụng 2 loại chip nhớ, là MLC (multi level cell) và SLC (single level cell), điểm khác biệt giữa chúng là MLC có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên mỗi cell, và cũng dễ sản xuất hơn, do đó giá thành của SSD sử dụng chip dạng MLC sẽ có giá bán rẻ hơn loại SLC. Các hãng sản xuất SSD chuyên sử dụng MLC có thể kể đến như Corsair, Crucial, Kingmax, Adata… Tuy nhiên vì lưu trữ nhiều dữ liệu trên một cell hơn nên chip MLC cũng có tỉ lệ lỗi cao hơn loại SLC, nhưng nó vẫn rất ít gặp chứ không xảy ra tình trạng mất dữ liệu phổ biến như trên HDD.

Intel thường dùng loại chip SLC nên SSD của họ thường có giá mắc hơn

Giao tiếp hỗ trợ

Hiện nay chúng ta đã có giao tiếp Sata III với băng thông lên đến 6Gbps, các SSD sử dụng chuẩn này có thể đạt tốc độ đọc, ghi lên đến hơn 550MB/giây. Và để tận dụng được băng thông này, bạn nên kiểm tra xem máy tính của mình có hỗ trợ Sata 3 hay chỉ là Sata I (1,5Gbps) hoặc Sata II (3Gbps) hay không, dĩ nhiên SSD Sata 3 cũng tương thích ngược với Sata I và II, tuy nhiên tốc độ cũng bị giảm xuống tương ứng.

Chức năng sửa lỗi ECC

ECC (Error Correcting Code) là một chức năng giúp SSD có thể tự phát hiện và sửa các lỗi dữ liệu phát sinh trong quá trình sử dụng, giúp hạn chế tình trạng dữ liệu của chúng ta không may bị mất mát hoặc hư hỏng. Tuy nhiên ECC chỉ được trang bị trên những SSD cao cấp và do đó giá thành của chúng cũng đắt hơn SSD thông thường rất nhiều, tương tự thông số MLC/SLC và chuẩn Sata, ECC cũng được nhà sản xuất công bố và ghi rõ trên bao bì (cũng như trang web) của sản phẩm cho người sử dụng được biết.

Hotline Công Ty 04.668. 22345 – Hotline: 0989 118 128
Web: http://24laptop.vn | http://serviceapple.vn
Facebook: http://facebook.com/benhvienlaptophanoi
Youtebe: http://youtube.com/benhvienlaptophanoi
#ỔCứngSSDLàGì?
#NângCấpỔCứngSSD
#ỔcứngSSDNàoBền

ổ cứng ssd cho laptop-0
ổ cứng ssd cho laptop-0

Trên đây là chủ đề về Trước Khi Nâng Cấp Ổ Cứng SSD Cho Máy Tinh – Laptop Bạn Cần Tìm Hiểu ? , hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích, nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào hãy comment ngay bên dưới, bos17.com sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *